Nhà thép tiền chế

Hotline: 0913 991299 - Email: admin@trunglam.vn
Chọn Skin Color:
TIN TỨC Công Ty Trung Lâm
Hệ thanh bụng của dàn

 7.1.3. Hệ thanh bụng của dàn

Việc bố trí hệ thanh bụng cần thỏa mãn các yếu tố: cấu tạo nút đơn giản và có nhiều nút giống nhau, tổng chiều dài thanh bụng nhỏ, góc giữa thanh bụng và thanh cánh không quá nhỏ và không nên để thanh cánh bị uốn cục bộ bởi tải trọng đặt ngoài nút.

a. Hệ thanh bụng tam giác (hình 7.6,a)

Các thanh bụng xiên về hai phía (một thanh đi lên thì thanh tiếp đi xuống). Với hệ này số nút ít, tổng chiều dài các thanh bụng là ngắn nhất. Góc hợp lý giữa thanh bụng và thanh cánh dưới từ 45o đến 55o. Nhược điểm của hệ thanh bụng tam giác là có một số thanh bị nén mà chiều dài lớn.

b. Hệ thanh bụng tam giác bổ sung thanh đứng (hình 7.6,b)

Giống như hệ (hình 7.6a), có bổ sung thêm thanh đứng. Bố trí thanh bụng như thế này được chiều dài tính toán trong mặt phẳng của thanh cánh thượng giảm gần một nửa so với thanh cánh hạ.


Hình 7.6. Các hình thức bố trí thanh bụng: а – tam giác; b – tam giác bổ sung bụng đứng; c – bụng chéo hướng lên; d – bụng chéo hướng xuống; e – bụng phân nhỏ; f – chữ thập; g – chữ X; h – quả trám; i – chữ K

c. Hệ thanh bụng xiên (hình 7.6,c, d)
Các thanh xiên ở một nửa dàn cùng xiên về một phía và kết hợp với thanh đứng; về mặt chịu lực là không lợi vì các thanh xiên dài lại chịu nén, nhưng cấu tạo nút hợp lý (góc giữa các thanh không quá nhỏ) nên hay được dùng. Góc hợp lý giữa thanh xiên và thanh cánh dưới từ 35o đến 45o. Hệ thanh bụng xiên có nhược điểm là tổng chiều dài thanh bụng lớn, nhiều nút, tốn công chế tạo

d. Hệ thanh bụng phân nhỏ (hình 7.6,e,f)
Dùng trong trường hợp tránh uốn cục bộ cho cánh trên vì kèo, đồng thời làm giảm chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn của cánh trên. Hệ này có tác dụng làm giảm chiều dài tính toán của thanh cánh, mặc dù cấu tạo sẽ phức tạp nhưng thực tế trong một số trường hợp nó làm giảm trọng lượng của toàn dàn. Thường dùng trong trường hợp dàn cao 4-5m.

e. Các dạng hệ thanh bụng khác
Ngoài các hệ thanh bụng cơ bản nêu trên còn có các hệ thanh bụng sau: hệ thanh bụng chữ thập (hình 7.6,g), thường dùng cấu tạo miếng cứng trong giằng cánh trên, dưới, đứng vì tính chất đối xứng khi chịu lực kéo, nén vuông góc với trục hệ giằng; hệ thanh bụng còn có loại cấu tạo dạng chữ K (hình 7.6,i); thanh bụng cấu tạo hình quả trám (hình 7.6,h) sẽ có chiều dài thanh bụng nhỏ.

 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
Đối Tác
 1564211813.jpg1565919565.jpg1565919593.jpg1565919613.jpg1554778824.png1565919656.png1565919693.jpg1557195849.jpg1565919735.png1565919752.png1565919768.jpg1565919794.png1565919833.jpg1565919812.png
 1564211813.jpg1565919565.jpg1565919593.jpg1565919613.jpg1554778824.png1565919656.png1565919693.jpg1557195849.jpg1565919735.png1565919752.png1565919768.jpg1565919794.png1565919833.jpg1565919812.png
Copyright 2016 © Trunglam. Design By Vihan